Ở Nhật Bản vào đầu những năm 1970; nền kinh tế phát triển vượt bậc kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông. Tại đây, càng ngày hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông cũng phát triển theo cấp số nhân, trở thành xương sống của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng của tai nạn giao thông khiến nước Nhật phải suy nghĩ.

Câu chuyện của nước Nhật

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản là một quốc gia có cơ sở hạ tầng giao thông khá lạc hậu. Hầu hết các khu vực của đất nước là đồi núi, thường xuyên xảy ra động đất; đường sá nhỏ hẹp và tốc độ phương tiện thấp. Sự bùng nổ kinh tế những năm 1970 là cơ hội tuyệt vời để Nhật Bản thay đổi hoàn toàn diện mạo cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

Nước Nhật 1970

Với sự phát triển của đường xá; số lượng ô tô ở Nhật Bản cũng tăng lên đáng kể nhờ thu nhập của người dân cao và sự thịnh vượng của các hãng xe giá rẻ Nhật Bản. Tuy nhiên, người Nhật có khả năng thích ứng kém với hệ thống đường xá rất hiện đại vào thời điểm đó; khiến Nhật Bản trở thành quốc gia có tỷ lệ tai nạn giao thông cao nhất thế giới. Dù hệ thống tín hiệu, biển báo và luật giao thông được cải thiện như thế nào đi nữa; thì số người chết vì tai nạn giao thông vẫn giữ nguyên trong nhiều năm; buộc chính phủ Nhật Bản phải thay đổi cách làm của mình.

Mạng lưới đường xá tại Nhật Bản hiện nay

Sự thay đổi

Văn hóa và luật lệ giao thông đã trở thành những môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục Nhật Bản kể từ khi học mẫu giáo. Họ nhận ra rằng tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu là do người đi đường không biết cách hành động chính xác và an toàn trên những con đường có tốc độ gấp đôi quốc lộ. Vì vậy, cho đến năm 2008, số người chết vì giao thông ở Nhật Bản là thấp nhất thế giới. Trong số đó, có tới 60% số vụ tai nạn giao thông do người nước ngoài gây ra.

Hạ tầng cơ sở giao thông Việt Nam

Tại Việt Nam, sự phát triển của cơ sở hạ tầng đường xá trong những năm gần đây là rất ấn tượng. Hệ thống quốc lộ hình thành nên các tuyến hành lang Bắc – Nam; vùng duyên hải và cao nguyên, các tuyến đường Đông – Tây dọc theo miền Trung Việt Nam. Có nhiều tuyến đại lộ lớn phân làn rạch ròi giữa các loại xe. Tuy nhiên, bất chấp việc đường xá có được cải tiến ở mức nào đi nữa thì số lượng tai nạn giao thông vẫn tăng đều đặn. Nhất là ở những độ thị lớn nơi có mật độ giao thông dày. Nếu tích cực nhìn về tương lại; việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ là một cơ sở vững chắc cho việc phát triển nền giao thông nước nhà trở nên hiện đại và văn minh hơn.

Đại lộ Võ Văn Kiệt

Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, chúng ta có thể rút ra một số quy tắc cơ bản khi tham gia giao thông như sau:

Giảm tốc độ khi đến ngã tư, ngã ba, khúc cua, ngã rẽ

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông là chạy quá tốc độ. Đặc biệt là tại các ngã ba, ngã tư, khúc cua, góc cua; khi có phương tiện từ hướng khác đi quá nhanh; người điều khiển phương tiện sẽ không kịp phản ứng. Do đó, điều rất quan trọng là phải giảm tốc độ khi bạn đến ngã tư, ngã tư, khúc quanh hoặc chỗ rẽ. Khi tốc độ giảm dần; người điều khiển phương tiện sẽ có thời gian quan sát hướng rẽ, hướng đi. Nếu xe đột ngột thoát ra ngoài hoặc xảy ra tai nạn, người điều khiển phương tiện có thể phản ứng kịp thời để tránh va chạm và tai nạn.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện ra, vào làn đường cũng cần giảm tốc độ và quan sát; bật đèn tín hiệu, nếu cần có thể bấm còi, nháy đèn báo hiệu phương tiện đang đi đúng hướng.

Giảm tốc độ khi ở những khúc cua

Giữ khoảng cách an toàn với xe trước

Va chạm từ phía sau là lỗi giao thông phổ biến xảy ra khi người điều khiển phương tiện phía trước phanh gấp. Hầu hết những người bị đâm phía sau đều cho rằng mình đúng và đổ lỗi cho người phía trước. Nhưng Luật Giao thông đường bộ Điều 12 năm 2001 quy định người điều khiển phương tiện phải tuân thủ tốc độ cho phép của các phương tiện lưu thông trên đường. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và tuân thủ luật giao thông đường bộ; người điều khiển phương tiện cần giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước.

Luôn giữ khoảng cách an toàn

Related Post

Không lách vào những khe hở quá hẹp giữ 2 xe

Ở các nước Đông Nam Á, xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu; việc lọt khe giữa hai phương tiện là chuyện thường xảy ra. Do không được phân làn rõ ràng nên người điều khiển phương tiện không thực sự đi đúng làn 100%; nhất là trong những lúc tắc đường; việc lách vào khe hở để vượt là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện khng nên lách vào khoảng cách quá hẹp giữa hai phương tiện; đặc biệt là ô tô. Bởi khi đi vào khe hở này; hai xe ô tô áp sát nhau sẽ gây ra một vụ tai nạn vô cùng thảm khốc; và không có cách nào tránh khỏi tai nạn đó.

không lách vào khe hở quá hẹp giữ hai xe

Tránh đi vào điểm mù của xe ô tô cỡ lớn

Được coi là hung thần xa lộ, những tai nạn do xe ô tô cỡ lớn (container; xe tải, xe đầu kéo, xe ben; xe khách đường dài;…) thường gây ra những tai nạn hết sức thảm khốc. 90% tai nạn xảy ra do người điều khiển phương tiện giao thông đi vào điểm mù của những xe ô tô cỡ lớn. Những điểm mù này được tạo ra do chỗ ngồi của người lái xe ô tô cỡ lớn bị che khuất tầm nhìn do cabin gây ra; khiến cho người lái xe cỡ lớn không thể quan sát được những vị trí này. 

Xe Container – Hung thần xa lộ

Nhường đường cho xe ưu tiên

Trên đường xa lộ của Việt Nam, làn khẩn cấp thường bị các lái xe chiếm dụng vô tội vạ khi thấy các làn xe khác đã kín xe chạy. Điều này dẫn tới việc các xe ưu tiên theo luật không còn làn ưu tiên để đi khi xảy ra tình huống cứu hộ phía trước.

Đã có vụ một người bị đột quỵ tử vong trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Do xe cấp cứu không thể tiếp cận được hiện trường khi đường tắc và các lái xe khác đã chiếm hết làn đường khẩn cấp. Việc nhường đường cho xe ưu tiên không chỉ là tuân thủ theo đúng luật giao thông; bảo vệ an toàn cho bản thân và xe ưu tiên mà còn thể hiện ý thức cao; nhường đường để xe ưu tiên có thể làm nhiệm vụ kịp thời, đúng lúc.

Đoạn đường Pháp Vân – Cầu Giẽ thường xuyên trong tình trạng ùn tắc

Quy tắc giao thông xây dựng từ nền tảng văn hóa giao thông

Các nước Đông Nam Á như ở Thái Lan và Malaysia, có hạ tầng giao thông khá phát triển; mật độ xe lưu thông luôn cao hơn rất nhiều tại Việt Nam; nhưng số vụ tai nạn giao thông lại khá thấp. Điều này có được bởi các nước bạn từ lâu đã tự xây dựng cho mình một nền tảng văn hóa giao thông tốt. Nơi các lái xe luôn tôn trọng tuyệt đối các quy tắc giao thông đi cùng với thái độ ứng xử chuẩn mực với nhau trên xa lộ. Đây là kết quả của một quá trình giáo dục và nhận thức lâu dài; ngay từ các nước này bắt đầu phát triển hạ tầng giao thông. Mong Việt Nam cũng sẽ làm được như vậy trong tương lai.

Xây dựng một nền tảng văn hóa giao thông tốt

Nguồn: VOZ 


Xem thêm:

Bàn luận về bảo hiểm bắt buộc dân sự của chủ xe máy- Bộ GTVT nói gì?

Cục CSGT đề xuất lắp Camera Phạt Nguội trên toàn quốc

Vượt đèn vàng, đèn đỏ phạt bao nhiều tiền? Mức phạt mới nhất 2020!

Giang Vũ

Nghĩ càng đơn giản, cuộc sống sẽ càng giản đơn, hạnh phúc cũng sẽ dài lâu hơn.