Tin tức

[iM Travel] Nên bảo dưỡng những chi tiết nào trên xe trước khi đi phượt?

Một cỗ máy luôn hoạt động có thời hạn. Độ bền tuy phụ thuộc nhiều vào chất lượng của nhà sản xuất; nhưng cách sử dụng của người dùng là yếu tố quyết định đến tuổi thọ của cỗ máy đó!

iMotorbike xin chia sẻ cùng bạn đọc các yếu tố quan trọng nhất trên chiếc xe máy cần được quan tâm bảo dưỡng chăm sóc định kì. Nhất là khi các bạn đang chuẩn bị cho một chuyến đi phượt xa với bạn bè.

.[iM Travel] Khám phá các điểm phượt gần Sài Gòn đáng đi nhất năm 2020

.Những mẫu xe adventure chạy được quãng đường cực xa chỉ với 1 lần đổ xăng

Hi vọng bài viết sẽ đúc kết thêm kinh nghiệm; cũng như kiến thức để chăm sóc bảo dưỡng chiếc xế yêu của mình tốt hơn; giúp vận hành an toàn và bền bỉ hơn cho chuyến đi nhé.

1/ Lốp săm ( vỏ ruột )

Lốp săm tối quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người lái. Việc sử dụng một bộ săm lốp tốt và chất lượng sẽ tăng cảm giác lái; độ bám đường và vào góc cua an toàn.

Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng mô tô xe máy, cần phải thường xuyên kiểm tra săm lốp. Nên sử dụng những loại săm và lốp chính hãng; đi kèm áp suất hơi phù hợp với từng loại săm.

Một bộ săm lốp tốt sẽ giúp vận hành dễ dàng hơn ở nhiều điều kiện địa hình. Ảnh: Rideapart

Rất nhiều khuyến cáo của hãng thì tốt nhất nên kiểm tra thường xuyên từ 4 đến 6 tháng. Tùy vào quãng đường và điều kiện giao thông vận hành mà độ mòn lốp sẽ thay đổi. Do đó bạn đọc nên mang ra hãng hoặc các tiệm sửa xe uy tín để kiểm tra.

2/ Bố thắng (má phanh) và dầu thắng

Phanh thắng là bộ phận cũng cực kì quan trọng trên xe. Với nguyên tắc dùng ma sát trực tiếp giữa bố thắng với bề mặt dĩa hoặc tang trống;  tạo thành nhiệt năng và giảm tốc độ của toàn bộ xe. Chính vì quá trình va chạm ma sát rất áp lực này mà bộ phận bố thắng sẽ mau bị mòn.

Kiểm tra và châm dầu thắng thường xuyên để đảm bảo an toàn. Ảnh : Visordown.

Tuy nhiên độ mòn của bố thắng còn tùy thuộc vào cách đạp (bóp) thắng của người điều khiển xe. Nếu bạn có thói quen rê thắng  thường xuyên thì bố thắng mau mòn hơn; và ngược lại.

Bố thắng mòn quá mức còn gây tác động xấu lên đĩa phanh, làm bề mặt đĩa phanh lồi lõm do bị bào mòn. Lúc ấy bạn có thay bố thắng mới cũng không làm giảm đi tiếng ”kít kít” khó chịu mỗi lần thắng xe. Cách giải quyết là phải thay đĩa thắng mới, hoặc đi mài lại đĩa phanh cho nhẵn.

Má phanh chất lượng sẽ hoạt độn được lâu hơn trước khi mài mòn. Ảnh : Motorcyclistonline.

Đối với thắng dĩa, dầu thắng là một chi tiết không được để vơi cạn. Do piston thắng hoạt động bằng lực ép thủy lực sản sinh từ dầu thắng; nên nếu bộ phận này không có dầu đồng nghĩa với việc không hoạt động được.

Theo nhiều chuyên gia thì việc bảo đưỡng thay mới bố thắng và dầu thắng nên diễn ra sau 10.000-15.000km  vận hành.

3/ Thay dầu nhớt / lọc nhớt

Việc thay nhớt đã trở nên quen thuộc và như một định nghĩa đi kèm với việc sử dụng xe máy. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn đọc băn khoăn việc thay nhớt ở thời điểm nào là đúng?. Hoặc nên thay nhớt nào là phù hợp cho xe?.

Nên thay lọc nhớt sau 3 lần thay nhớt để đảm bảo độ sạch trong lòng động cơ. Ảnh : internet

Các hãng xe ở Việt Nam luôn khuyến cáo nên thay nhớt  định kỳ 1000km/ lần. Nhưng định kỳ đó áp dụng với các loại nhớt của hãng, vốn chỉ là loại nhớt tiêu chuẩn SAE, không nhiều phụ gia. Thông thường chúng ta phải thay nhớt sau 500-700km đầu tiên (roda); sau đó cứ 1000km sử dụng chúng ta thay nhớt 1 lần.

Đối với các loại nhớt có nhiều phụ gia cấp cao thì chu kỳ thay nhớt sẽ dao động từ 1500-4000km / lần tùy thương hiệu.

Nhớt láp xe tay ga

Nhớt láp, hay còn gọi là nhớt hộp số, là sản phẩm nhớt đặc biệt dành cho xe tay ga. Việc thay nhớt láp cực kì quan trọng không kém nhớt máy. Tuy nhiên loại nhớt này thường bị người sủ dụng bỏ qua; nhất là đối với chị em phụ nữ hay sử dụng xe ga.

Nên thay nhớt láp sau 6 lần thay nhớt máy. Ảnh : internet

Nhớt láp khô, đóng bụi cặn hoặc hao hụt sẽ dẫn tới tình trạng  máy kêu to, hú lớn. Làm giảm khả năng truyền động của khối động cơ; về lâu dài có thể làm rỉ sét bánh răn gây ra tình trạng bể vỡ rất nguy hiểm. iMotorbike khuyến cáo nên thay nhớt láp khoảng 6000km/ lần là tốt nhất cho chiếc xe của bạn.

4/ Bugi 

Bugi kết hợp với hệ thống đánh lửa ( cuộn lửa, mobin) đóng vai trò cung cấp tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp xăng khí trong buồng đốt. Một chiếc bugi tốt sẽ quyết định độ nhuyễn đều của vòng tua ( Garantly); và khả năng tăng tốc khi cần thiết của chiếc xe

Related Post

Theo các nhà sản xuất, một chiếc bugi có thể hoạt động liên tục hiệu quả từ 10.000- 15.000 km. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, tùy vào điều kiện nhiệt độ và nhiên liệu có thể ảnh hưởng đến độ bền của Bugi. Do đó iMotobike khuyến cáo bạn đọc nên thay mới Bugi sau 10.000km là tốt nhất.

5/ Lọc gió ( pô air)

Bộ phận lọc gió trên xe giúp ngăn chặn bụi bẩn; giữ lại luồng khí sạch đưa vào buồng đốt. Lọc gió quá lâu không được vệ sinh sẽ bám bụi đặc kín, hoặc mục nát. Gây nên tình trạng thiếu khí hoặc dư thừa khí đưa vào buồng đốt; làm mất cân bằn hỗn hợp xăng-khí gây nên tình trạng khó nổ máy.

Lọc gió bụi bẩn là nguyên nhân gây hao xăng. Ảnh : 123rf

Nặng hơn là làm hư hỏng bình xăng con (chế hòa khí) và tiêu hao nhiên liệu lớn.

Ảnh : Harley-Davidson

Nên vệ sinh hoặc thay mới lọc gió ( tùy loại xe) sau mỗi 5.000km sử dụng. Tuy nhiên đối với môi trường khói bụi ô nhiễm nhiều thì việc vệ sinh nên diễn ra sơm hơn.

6/ Dây Ambraya (côn), dây thắng

Các bộ phận này có thể bền bỉ đối với xe tay ga hoặc xe số tự động. Tuy nhiên đối với xe tay côn thì phải theo dõi bảo dưỡng thường xuyên.

Sử dụng bọc bảo vệ cùm côn cũng là một biện pháp tăng tuổi thọ dây côn. Ảnh : Internet

Không ai muốn cuộc hành trình bị gián đoạn do dứt dây côn; và nếu không mang theo dây côn dự phòng thì đó thật sự là một thảm họa!

7/ Sên xích, dây curoa (dây đai)

Ngày nay trên thị trường có đến hàng trăm loại sên xích cho xe máy được chào bán. Với đủ mẫu mã chất lượng đi kèm các phụ kiện vệ sinh cho nhông sên dĩa.

Tuy nhiên độ bền của các loại sên này chưa được kiểm chứng. Bạn đọc nên chọn mua các loại sên chính hãng được đảm bảo bởi các cơ quan chức năng. Đồng thời việc kiểm tra độ mài mòn, độ rơ của sên cũng vô cùng cần thiết trước những chuyến đi xa.

Bảo dưỡng s6n thường xuyên sẽ giúp bộ nhông sên dĩa lâu mòn hơn. Ảnh : Revzilla

Dây curoa thì đơn giản hơn, do không cần thiết phải vệ sinh liên tục. Thời gian hoạt động tối đa của một dây curoa là 30.000-40.000km mới phải thay mới.

8/ Hệ thống đèn, điện, ắc quy

Những chuyến hành trình đêm chắc chắn rất cần sự hoạt động hiệu quả của hệ thống chiếu sáng trên xe. Do đó bạn đọc cũng nên lưu tâm đến các bộ phận này. Mặc dù các loại bóng Halogen hay LED chính hãng ngày nay rất khó hư đột ngột; nhưng lại không mang đến cường độ ánh sáng đủ cần thiết cho việc di chuyển trong đêm.

Thời gian vừa qua rộ lên trào lưu gắn các loại đèn trợ sáng LED trên xe. Việc này tuy bảo đảm độ sáng đi chạy xe vào ban đêm nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro:

.Ảnh hưởng hệ thống điện:

Mỗi loại xe đều có các sơ đồ và công suất của mạch điện được các kĩ sư từ hãng nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi tung ra thị trường. Do đó, việc lắp thêm các loại đèn trợ sáng công suất lớn sẽ làm thay đổi độ ổn định của mạch điện. Gây nên tình trạng quá tải dẫn đến chập mạch, đứt cầu chì, hư hỏng bộ sạc và ắc quy. Nặng hơn là có thể gây cháy nổ nguy hiểm đến người sử dụng.

.Nguy hiểm cho người lưu thông:

Việc sử dụng các loại đèn trợ sáng công suất lớn có thể làm lóa mắt; hạn chế tầm nhìn của người lưu thông ở chiều ngược lại. Dễ gây ra tai nạn nguy hiểm chết người.

.Cản trở việc điều khiển xe:

Việc gắn thêm các loại đèn trợ sáng không hợp lý này sẽ chiếm diện tích hoạt động của tay lái. Gây cản trở hành trình bẻ lái hoặc làm vướng, máng các vật dụng khác trên xe.

iMotorbike chúc các phượt thủ luôn có đươc sự chuẩn bị kĩ lưỡng và tốt nhất cho hành trình. Hãy đam mê nhưng luôn đặt an toàn lên trên hết nhé!

 

Minh Nguyễn

READY ,SET ,GO !