Cùng iMotorbike, khám phá một góc nhìn khác về công việc; cũng như những khó khăn của những tài xế công nghệ trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Thông qua cuộc hội thoại với anh Phạm Mi Sên (anh Mi) – Đội trưởng Liên Đội Grab Đoàn Kết; tại khu vực Hồ Chí Minh.

Liên đội được thành lập từ khoảng 5 năm trước; là một trong 10 đội chính thống của Grab hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Với mục đích là hỗ trợ các anh em Grab; đảm bảo an toàn cho các tài xế; giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm việc.

Anh Phạm Mi Sên và anh em tài xế trong Liên Đội Grab Đoàn Kết

Các khó khăn của tài xế Grab hiện nay:

Trong tình hình Covid 19, toàn xã hội gặp khó khăn về mọi phương diện. Các tài xế Grab cũng vậy, họ không có việc làm, không có kinh tế; chỉ có thể nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương hay các mạnh thường quân. Nhiều cảnh tang thương như người thân; hay chính bản thân các tài xế cũng không may nhiễm bệnh, qua đời.

Vì tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, mỗi shipper phải tự có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho bản thân; và môi trường làm việc xung quanh. Họ phải tốn thêm rất nhiều chi phí để trang bị thêm khẩu trang, cồn rửa tay,… Nên số tiền kiếm được mỗi ngày của các tài xế lại càng eo hẹp hơn.

Ảnh hưởng kinh tế, sức khỏe của mỗi tài xế trong mùa dịch

Ngoài việc ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe của họ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Tiếp xúc với nhiều người, nhiều hàng hóa, nhiều khu vực nguy hiểm, họ dễ nhiễm bệnh hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, với việc không mang đồ bảo hộ mà chỉ có đồng phục; nên mỗi ngày khi giao nhận hàng hóa, họ đều phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất sát khuẩn, cồn khử khuẩn; những thứ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Ảnh hưởng kinh tế, sức khỏe tài xế:

Khi dịch bệnh trở nên nguy hiểm thì mọi người tránh ra đường để đảm bảo an toàn cho bản thân; cần gì có thể đặt hàng online, sẽ có shipper vận chuyển trực tiếp. Đối mặt với nhiều nguy hiểm là vậy, mọi người liệu có bao giờ tự hỏi rằng liệu những người tài xế ấy có biết sợ không? Câu trả lời là có. Thế nhưng hiện nay vẫn còn những khách hàng cáu gắt, trách mắng giá cao. Hay thậm chí vẫn đòi hỏi shipper với các yêu cầu như thường ngày. Liệu những điều có đúng đắn?

Hiện nay, không chỉ áp lực vì tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro dịch bệnh, mà tính chất công việc của các tài xế cũng bị đội lên gấp nhiều lần so với ngày thường. Đơn cử, trước kia khi không có dịch bệnh, khách đặt ship một vật phẩm từ địa chỉ này qua địa chỉ khác; sẽ được xác định giá tiền dựa theo đoạn đường đi trên Google Map. Khách thấy, Grab thấy, shipper thấy thì tất cả đều trở nên rõ ràng và dễ dàng hơn. 

Ship hàng đối với tài xế trở nên khó khăn

Còn bây giờ, lượng tài xế hoạt động ngày càng ít đi, có những khu vực bị cấm, bị giăng dây phong tỏa, bị chặn lại; thì trên App lại không thể cập nhật hay định vị được. Vì vậy các tài xế buộc phải đi đường vòng, đôi khi điểm đến chỉ nằm phía bên kia đường thôi. Nhưng vì khách hàng không muốn ra ngoài, phía trước thì lại bị giăng dây, nên tài xế phải chạy kiếm đường khác. Có khi đi thêm hai, ba cây số đường vòng mới nhận được hàng. Và mọi chuyện cứ thế lặp lại trong quá trình giao hàng.

Các tài xế Grab ship hàng trong mùa dịch

Đôi khi một cuốc xe giao nhận hàng một chiều mà mất hơn 2 tiếng đồng hồ, mất nhiều thời gian và công hơn trước. Nhưng tiền vẫn được tính theo cách cũ, vài chục ngàn một cuốc. Để rồi đến khi Grab điều chỉnh tăng giá xe dựa trên nhu cầu; làm giá bị đẩy cao hơn một chút so với ngày thường; thì mọi người lại vội trách mắng tài xế, trách mắng Grab; nhưng mấy ai chịu hiểu được những khó khăn trên.

Related Post

Quy định, chính sách

Bên cạnh đó việc thực thi các chính sách hoạt động từ phía lực lượng chức năng cũng là một trong những vấn đề khó khăn mà shipper gặp phải. Liên tục thay đổi các quy định trong quá trình cấp phép cho shipper hoạt động của Sở Công Thương. Từ việc yêu cầu chuẩn bị một chiếc băng đeo tay cho mỗi tài xế; cho đến việc cấp giấy thông hành. 

Tài xế xếp hàng dài để chờ xét nghiệm Covid 19

“Tiếp đến là thẻ vận hành, băng đeo tay thay đổi liên tục, thêm bớt một vài chi tiết, vô cùng thủ công và gây chậm trễ trong việc triển khai; chỉ riêng băng đeo tay thôi thì trong vòng 2 tháng qua; các anh em tài xế đã phải thay đến 4 mẫu băng tay; nhưng chỉ thay đổi ở kiểu dáng, và mỗi lần thay đổi, là một lần quy trình “chậm trễ” được triển khai” – Phạm Mi Sên.

Vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp trong việc cấp phép cho tài xế hoạt động, gây ra rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống của mỗi tài xế.

Trên đây là những khó khăn mà anh em tài xế hiện nay gặp phải. Mặc dù vẫn còn những ý kiến, nhận thức trái chiều về vai trò của các anh. Nhưng iMotorbike tin rằng vẫn còn những người dùng nhận thức rõ tầm quan trọng của lực lượng tài xế trong tình hình hiện nay, và tin tưởng rằng đại dịch khó khăn này rồi cũng sẽ qua.


Xem thêm:

PHỎNG VẤN ANH PHAN THANH TÂM: CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI CHIẾN SĨ CHỐNG DỊCH

5 lầm tưởng về dầu nhớt khi chăm xe

[iMotorbike Event] – Cuộc gặp gỡ của “Đội tài xế hy vọng”!

 

Như Quỳnh

Mình là một copywriter Thích khám phá và chia sẻ mọi thứ xung quanh.