Hướng dẫn mua hàng

[Phụ tùng xe máy] Lốp mòn bất thường & Cách khắc phục

Phát hoảng vì bất chợt phát hiện ra lốp xe bị mòn một cách bất thường? Nhất là hiện tượng mòn 1 bên mặc dù vẫn lái xe theo cách bình thường? Nếu mông lung quá thì anh em hãy tìm hiểu thông tin theo bài viết này, rồi cùng tích lũy kinh nghiệm về phụ tùng xe máy cho bản thân nhé!

Làm sao để khắc phục được các lỗi bất thường của lốp xe?

Trên thực tế, không phải trường hợp nào bị mòn lệch 1 bên cũng đều do lỗi của lốp xe gây nên. Việc một chiếc lốp bị mòn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của xe máy; Đồng thời, tăng rủi ro nguy hiểm khi sử dụng. 

Có 4 kiểu mòn lốp cơ bản mà bạn nên biết đó là:

1. Lốp xe mòn ở 1 vị trí duy nhất

Nguyên nhân:

Lỗi chủ yếu là vốn dĩ do lốp xe bị mòn sẵn; Hoặc phần cấu tạo xe đã gặp vấn đề hỏng hóc trong quá trình sử dụng.

Cách khắc phục:

Thường xuyên chú ý kiểm tra và nắm rõ tình trạng của bánh và lốp xe. Đặc biệt là khi không may di chuyển trúng ổ gà hoặc gặp phải những đoạn đường xấu; Lúc xe đang ở tốc độ cao, khó kiểm soát.

 

2. Lốp xe chỉ mòn ở 1 bên (phải/trái)

Nguyên nhân:

Khả năng cao là do bạc đạn (ổ bi) của bánh xe bị giãn lỏng. Mặt khác, lỗi giảm xóc xuống cấp cũng tác động lên phanh xe gây lệch hướng; Khiến lốp xe bị mòn 1 bên một cách bất thường.

Cách khắc phục:

Chăm chỉ kiểm tra phần bạc đạn (ổ bi) và theo dõi cẩn thận trạng thái giảm xóc của xe.

 

Related Post

3. Lốp xe mòn ở dọc vị trí tâm lốp

Nguyên nhân:

Sức ép do bơm quá mức áp suất dễ gây nên tình trạng phần giữa của bề mặt lốp bị nhô ra, nhiều hơn so với 2 bên thành. Do đó, vị trí đường dọc thẳng ở tâm lốp sẽ chịu nhiều lực ma sát hơn.

Lốp xe mòn ở cả 2 bên (ảnh trái) & chỉ mòn ở dọc vị trí tâm lốp (ảnh phải)

Cách khắc phục: 

Mỗi lần bơm, bạn nên để ý sử dụng đồng hồ đo áp suất. Từ đó, bạn có thể biết được chính xác áp suất lốp; Rồi nâng hoặc hạ hợp lý để cân bằng theo đúng tiêu chuẩn được khuyến cáo từ nhà sản xuất.

 

4. Lốp xe mòn ở cả 2 bên

Nguyên nhân:

Một chiếc lốp mềm hơi đồng nghĩa với áp suất của lốp đang ở mức thấp. Điều này sẽ khiến khả năng bám đường của lốp ở mức không tốt. Khi thành lốp xe bị bè sang 2 bên, hiển nhiên sẽ gặp phải vấn đề bị bào mòn nhiều hơn là ở phần trung tâm như thông thường.

Cách khắc phục:

Theo khuyến cáo, bạn nên kiểm tra áp suất lốp thường xuyên. Đơn vị đo sẽ được tính bằng Kg/cm2, PSI, KPa và Bar. Đồng thời, mỗi size vỏ sẽ có áp suất lốp khác nhau.

 

Tìm hiểu thêm:

Máy đo áp suất lốp xe

  • Các nhà sản xuất thường sử dụng đơn vị đo là KPa để in trên lốp xe máy. Tuy nhiên, đồng hồ đo áp suất cơ bản thì sử dụng đơn vị là Kg/cm2. (Phương thức quy đổi: KPa x 0.0102 = Kg/cm2).
  • Một đơn vị khác cũng được dùng để đo áp suất lốp đó là PSI; với công thức: 1 Kg/cm2 =14,2 x PSI.
  • Một chiếc xe phổ thông sẽ có áp suất lốp rơi khoảng 30 PSI (tương đương 2.1 Bar).
  • Theo khuyến nghị, trung bình áp suất lốp hàng ngày nên cân bằng ở mức: 29 PSI (lốp trước) và 33 PSI (lốp sau). Mức tăng/giảm có thể lên tới 2 PSI; Tùy thuộc vào sự thoải mái của người điều khiển phương tiện.
  • Ngoài ra, bạn đừng nên quên kiểm tra áp suất lốp định kỳ; Ít nhất một lần một tuần. Bởi lẽ, trong quá trình sử dụng, lượng không khí bên trong lốp sẽ có thoát dần ra bên ngoài.

Nguồn: 2banh

bphuog

Cuộc sống sẽ đơn giản hơn chỉ với khói, bụi và gió. Đọc để biết, để vẽ cho mình một cung đường đẹp nhất...

Share
Published by
bphuog