MotoGP là giải đua xe mô tô thể thao số một trên thế giới; được tổ chức trên những chặng đua đường nhựa, và là giải đua lâu đời nhất. Hiện nay, đua xe mô-tô được phân ra thành bốn thể thức: MotoGP, Moto2, Moto3 và một thể thức mới từ năm 2009 là MotoE. MotoGP bao gồm những xe sử dụng động cơ bốn thì, được nâng cấp từ 800cc lên đến 1000cc kể từ giải đua 2012. Bài viết sẽ sơ lược về lịch sử hình thành; và phát triển của giải đấu MotoGP tính từ năm 1949 cho tới nay.

1949: Sự thành lập không chính thức của giải đấu MotoGP

Năm 1949, Liên đoàn Mô tô Quốc Tế (FIM) được thành lập. Liên đoàn tổ chức giải đua xe đầu tiên cho dòng xe 125cc, 250cc, 350cc, 500cc, và đua xe mô tô ba bánh 600cc, với chặng đua đầu tiên được diễn ra ở trên đảo Isle of Man nổi tiếng.

Tay lái người Anh và phi công máy bay Avro Lancaster, Leslie Graham, chiến thắng giải đua xe 500cc đầu tiên trên chiếc xe AJS. Đồng hương của anh ấy, Freddie Frith, chiến thắng giải khai mạc của cuộc đua xe 350cc trên chiếc xe Velocette.

1950-1975: Sự thống trị của người Ý

Trong vòng 26 năm đầu của giải đua xe Grand Prix 500cc, các đội đua nước Ý chiến thắng giải đấu tới 24 lần. Giacomo Agostini, John Surtees, và Mike Hailwood trên những dòng xe MV Agusta và Gilera của Ý đã chiến thắng giải đấu vô địch thế giới rất nhiều lần.

Ở những thể thức thi đấu đua xe khác, cuộc tranh tài diễn ra khốc liệt hơn. Những nhà sản xuất xe Honda, Suzuki, Norton, và NSU dành chiến thắng ở những thể thức thi đấu này.

1961: Động cơ hai thì và sự nổi lên của đội đua Nhật Bản

Ở thập niên 50 của thế kỉ trước, nhà sản xuất xe Đông Đức MZ bắt đầu phát triển xe động cơ hai thì với 200 mã lực. Đội đua đã có những chiến thắng đáng nhớ trước những đội đua lớn hơn tại giải đua dành cho xe 50cc, 125cc, và 250cc với tay lái Ernst Degner

Tuy nhiên, năm 1961, Degner kí hợp đồng với hãng xe Nhật Bản Suzuki. Lí do kí vẫn còn đang là một bí ẩn, nhưng Degner muốn rời bỏ Cộng hòa dân chủ Đức mang theo kiến thức về động cơ hai thì MZ, để giúp đỡ đội đua Nhật Bản phát triển động cơ xe hai thì.

Cuối thập niên 60 của thế kỉ trước: Tiết kiệm chi tiêu và năng lượng

Thập niên 60 của thế kỉ trước chứng kiến Giacomo Agostini dành chiến thắng bốn trên tám giải đua; dành cho dòng xe 500cc trên thế giới, và hai trên tám giải đua; dành cho dòng xe 350cc. Dòng xe Ý là dòng xe nhanh nhất; trong các dòng xe đua Grand Prix. Nhưng tới năm 1966, Honda trở thành hãng xe Nhật Bản đầu tiên; chiến thắng tại giải đua xe Grand Prix 500cc. Yamaha và Suzuki cũng đã bắt đầu chiến thắng những giải đua xe; dành cho những thể thức thi đấu khác.

Vào năm 1967, liên đoàn mô tô quốc tế (FIM) quyết định sẽ kiểm soát chi phí sản xuất xe phân khối lớn. Quyết định này được đưa ra tạo nên phản ứng gay gắt cho các đội đua mô tô Nhật Bản, bao gồm: Honda, Suzuki và Yamaha, khiến họ rời giải đấu Grand Prix. Hãng xe Agusta chiếm thế thượng phong tại giải đua xe 500cc kể từ đó.

1975: Sự thống trị của đội đua Nhật Bản

Vào đầu thập niên 70, Yamaha, HondaSuzuki đều dành những chiến thắng tại những giải đua dành cho xe 125cc và 250cc. Thế nhưng, trước năm 1975, khi Agostini dành chiến thắng lần cuối cùng tại giải đua 500cc trên chiếc xe Yamaha, hãng xe Nhật Bản đã đứng trên đỉnh cao trên thế giới về dòng xe đua phân khối lớn.

Sự thống trị của những đội đua Nhật Bản bắt đầu từ việc Barry Sheene; giành chiến thắng tại giải đấu Grand Prix dành cho xe 500cc trên chiếc Suzuki, mở ra thời kì thống trị giải đua xe; của các đội đua đến từ Nhật, từ năm 1975 đến 2007. Thời kì này kết thúc; khi Casey Stoner dành chiến thắng trên chiếc xe Ducati của mình.

1979: Honda sử dụng lại động cơ bốn thì

Hãng xe Honda đã tham gia lại giải đua Grand Prix vào năm 1979; sau một thời gian rút lui khỏi giải vào năm 1967. Với mong muốn làm điều gì đó khác biệt, Honda đã thay đổi dòng xe đua của mình; từ dòng sử dụng động cơ hai thì, nay đã chuyển thành những chiếc xe có sử dụng động cơ bốn thì.

Thập niên 80 của thế kỉ 20: Các tay lái ngôi sao người Mỹ và Úc trên chiếc xe Nhật Bản

Thập niên này chứng kiến một vài cuộc đối đầu giữa các tay lái đáng xem nhất. Có thể gọi thập niên 80 là thập niên huy hoàng của giải đấu đua xe Grand Prix.

Wayne Rainey, Freddie Spencer, Eddie Lawson, và Wayne Gardner tạo nên một cuộc đua tranh gay gắt; trên chiếc xe Yamaha và Honda, làm tăng lượng khán giả; theo dõi giải đua trên thế giới. Với những fan hâm mộ của giải đấu, cuộc đua tranh gay gắt giữa các tay lái đã tạo thành tính biểu tượng của giải đấu.

Thập niên đầu của thế kỉ 21: Sự khai sinh chính thức của giải đấu MotoGP

Với sự thống trị của đội đua Honda; tại giải Grand Prix dành cho xe 500cc ở thập niên 90, một kỉ nguyên mới mở ra; mang lại nhiều thay đổi cho giải đấu. Valentino Rossi dành chiến thắng đầu tiên; tại giải đua xe 500cc vào năm 2001. Một năm sau đó, giải đấu được đổi tên thành MotoGP.

Giải đấu được đổi tên mang đến nhiều thay đổi lớn; và mang đến nhiều luật lệ mới về công nghệ xe. Động cơ xe bốn thì được các đội đua sử dụng nhiều hơn, và công suất xe được tăng lên 990cc. Rossi đã dành chiến thắng bốn năm liền; ở giải đua xe MotoGP từ 2001 đến 2005.

Năm 2007 chứng kiến một số điều luật mới; về công nghệ xe. Xe MotoGP được giảm công suất; xuống còn 800cc. Tay lái người Úc Casey Stoner dành chiến thắng; với đội đua Ducati của Ý, phá vỡ thế độc tôn của giải đấu; của các đội đua xe Nhật Bản trong ba thập kỉ.

2012-2016: Sự thống trị của các tay lái người Tây Ban Nha tại giải MotoGP

Tại mùa giải 2012, dòng xe MotoGP được tăng công suất lên 1000cc, mở ra một thời kì thống trị của các đội đua Tây Ban Nha. Trong đó có cuộc đua tranh gay gắt giữa Marc Márquez và Jorge Lorenzo.

Vào năm 2016, hãng Michelin đã thay thế Bridgestone; trở thành nhà cung cấp lốp xe chính thức của giải. Trong năm đó, đã có chín tay lái khác nhau; đã dành chiến thắng chặng đua MotoGP.

Chiếc xe Yamaha mà Jorge Lorenzo sử dụng trong mùa giải 2012-2016

2017-nay: Sự thống trị của đội đua Repsol Honda và ảnh hưởng của dịch Covid.

Ở giai đoạn này chứng kiến ba lần thắng giải MotoGP của tay đua Marc Márquez từ năm 2017 đến năm 2019 với đội đua Repsol Honda của mình. Sự thống trị của Marc Márquez bị chấm dứt bởi tay đua Joan Mir đến từ đội đua Suzuki vào năm 2020, và Fabio Quartararo tới từ đội Yamaha vào năm 2021.

Từ năm 2020 cho đến nay, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid, nên một số chặng đua; đã không diễn ra như dự kiến. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự chia tay giải đấu của một số nhân vật huyền thoại. Jorge Lorenzo tuyên bố giải nghệ sau giải MotoGP 2019 và Valentino Rossi tuyên bố chia tay giải đua xe vào năm 2021.

Marc Márquez ăn mừng chức vô địch MotoGP lần 7

Nguồn: Red Bull


XEM THÊM: 

Soi mức lương khủng của các tay đua mùa giải MotoGP 2020!

MotoGP: Valentino Rossi giải nghệ & Cảm nhận của những tay đua khác

COSMOTE TV SẼ PHÁT SÓNG MOTOGP GIAI ĐOẠN 2021-2023
Trí Huỳnh

Yêu thể thao. Đam mê tốc độ