Hiện nay trên thị trường đang bày bán rất nhiều loại mũ bảo hiểm; với nhiều mẫu mã, chủng loại và giá cả khác nhau. Lựa chọn mũ đạt chất lượng không chỉ mang lại cho bạn an toàn khi đi tham gia giao thông; mà còn làm bạn cảm thấy thoải mái hơn; khi sử dụng chúng. Bài viết dưới đây mình xin liệt kê một số điểm cần lưu ý; khi chọn mua mũ bảo hiểm.

1. Giá cả

Giá mũ bị ảnh hưởng; bởi nhiều yếu tố: chất liệu để làm ra mũ, tính năng công nghệ; áp dụng khi thiết kế mũ bảo hiểm, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ và thương hiệu. Ngoài ra, có nhiều yếu vô hình; ảnh hưởng lên giá của chiếc mũ. Ví dụ, mũ bảo hiểm Arai là loại mũ handmade có giá cao hơn đôi chút so với các loại mũ được bán trên thị trường.

Mũ bảo hiểm Arai

Mức giá hợp lí để mua mũ bảo hiểm đạt chất lượng cao rơi vào khoảng $300 (tương đương với 6.800.000 VNĐ). Đối với loại mũ được thiết kế cho dòng xe đua; thì sẽ đắt hơn so với các chiếc mũ thông thường. Thiết kế của các loại mũ này được làm bằng các sợi Cacbon, nhẹ hơn so với mũ thông thường.

2. Tiêu chuẩn an toàn của mũ bảo hiểm

Một trong những yếu tố đánh giá mức độ an toàn khi dùng mũ bảo hiểm; là khả năng bảo vệ vùng đầu. Sự an toàn của mũ được đặt lên hàng đầu; vì giúp bạn hạn chế tối đa chấn thương phần đầu khi xảy ra va chạm giao thông.

Yêu cầu tổi thiếu để biết được chất lượng của mũ bảo hiểm là mũ được cấp giấy chứng nhận để đủ điều kiện sản xuất. Ở Bắc Mỹ, mũ được cấp phép bởi bộ giao thông vận tải Hoa Kì (DOT). Tại Châu Âu, mũ phải có giấy chứng nhận từ Ủy ban kinh tế Liên Hiệp Quốc Châu Âu (ECE). Riêng ở Việt Nam, mũ phải phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN và được phép sử dụng dấu hợp quy CR.

Tem hợp quy CR

3. Chủng loại

Mũ bảo hiểm có rất nhiều kiểu dáng và kích thước. Một số loại mũ thông dụng hiện tại bao gồm:

Full-face – Được đánh giá có độ an toàn cao nhất trong năm loại mũ được đề cập ở bài viết vì nó che phủ toàn bộ vùng đầu và cằm.

Mũ lật hàm – là sự kết hợp giữa loại mũ Full-face và mũ Open-face (3/4). So về khả năng bảo vệ vùng đầu thì mũ lật hàm không bằng so với mũ Full-face. Mũ có cấu trúc bản lề để lật phần hàm của mũ lên.

Open-face (3/4) – Không được trang bị hệ thống chắn cằm như mũ Full-face nên độ an toàn khi đeo mũ sẽ bị giảm đi.

Dual-Sport – Có thể được sử dụng khi đi trên mọi địa hình khác nhau, được trang bị lớp kính râm để bảo vệ đôi mắt khỏi ảnh nắng mặt trời, nhưng lại không có lớp kính bên ngoài để che chắn khuôn mắt khỏi tác động xấu từ bên ngoài.

Mũ bảo hiểm cào cào – Khả năng bảo vệ cằm cao nhưng không được trang bị lớp kính để bảo vệ đôi mắt khỏi ánh nắng mặt trời cũng như những tác động xấu từ môi trường. Vì vậy, khi đi trên đường thì bạn cần phải tự trang bị cho mình kính mắt.

Hình ảnh mũ bảo hiểm Full-face

Related Post

4. Cảm giác thoải mái khi đội mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm tốt không chỉ có khả năng bảo vệ vùng đầu mà còn đem lại sự thoải mái khi sử dụng lưu thông trên đường. Một vài điểm mà bạn cần lưu ý:

Khối lượng mũ – Mũ càng nhẹ thì khả năng chịu va đập của mũ sẽ càng yếu. Tuy vậy thì mũ có khối lượng nhẹ khi đi sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Chất liệu – Theo truyền thống, mũ được làm từ nhựa tổng hợp như HDPE, ABS. Trong những năm gần đây, mũ được làm từ những sợi carbon có độ bền cao và nhẹ hơn

Hình dáng khuôn mặt – Hình dáng khuôn mặt của con người là khác nhau, nhưng không đồng nghĩa với việc sẽ có từng loại mũ bảo hiểm đặc trưng; riêng cho từng khuôn mặt. Hiện nay, những nhà sản xuất mũ đang tạo ra một loại mũ phù hợp; cho tất cả hình dáng khuôn mặt.

Kích thước của mũ bảo hiểm – Thường dùng thước đo để lựa chọn mũ thích hợp. Cách đo bằng thước thì dùng thước dây đặt một vòng quanh trán để đo đường kính vùng đầu, sau đó sẽ so sánh với bảng kích thước mũ của nhà sản xuất.

Cách đo kích thước mũ bằng thước dây

 

Nguồn: Web Bike World


XEM THÊM: 

CUỘC ĐẤU GIÁ NHỮNG CHIẾC MŨ BẢO HIỂM

Top 6 loại mũ bảo hiểm moto phổ biến

Tại sao nên đội mũ bảo hiểm FullFace khi đi đường dài?

 

Trí Huỳnh

Yêu thể thao. Đam mê tốc độ