Bồi thường bảo hiểm xe máy là một vấn đề được nhiều chủ xe quan tâm khi gặp các sự cố không mong muốn. Để có thể yêu cầu bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy đúng quy định nhất; hãy iMotorbike theo dõi bài viết dưới đây để có thêm các thông tin cần thiết nhé.

Ngày 15/01/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Bên cạnh đó; Bộ Tài chính cũng đã ra Thông tư 04/2021/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Nghị định. Đáng chú ý; các thủ tục; hồ sơ bồi thường đã được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa; mang lại nhiều thuận tiện cho chủ xe; lái xe và bên thứ ba.

Quy trình giám định và yêu cầu bồi thường bảo hiểm xe máy

Trước khi thực hiện các thủ tục về hồ sơ; các bạn cần nắm rõ về quy trình giám định và đòi bồi thường bảo hiểm xe máy để thực hiện đúng nhất và nhanh chóng nhất.

4 bước yêu cầu bồi thường bảo hiểm xe máy bắt buộc

Bước 1: Thông báo tai nạn khi xảy ra sự cố

Khi xe của bạn gặp sự cố hoặc tai nạn; chủ xe cần gọi điện ngay cho đơn vị bảo hiểm và thông báo về tên; số điện thoại người thông báo; biển số xe; ngày giờ và diễn biến tai nạn. Đây là bước bắt buộc để chủ xe được hưởng toàn bộ quyền lợi và hạn chế việc bị phạt chế tài.

– Thời hạn: 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng).

Bước 2: Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giám định tổn thất

Thông thường với TNGT thì phải có CSGT giải quyết. Căn cứ vào thông báo của CSGT để các bên xác định lỗi của mỗi bên để có thỏa thuận đền bù bằng văn bản được cơ quan CSGT ghi nhận sự thỏa thuận vào hồ sơ.

  • Đối với thiệt hại về tài sản: Khi thỏa thuận yêu cầu công ty BH tham gia, hướng dẫn thỏa thuận. Thông thường công ty BH sẽ duyệt giá (nếu sửa chữa) và trả tiền cho đơn vị sửa chữa. Nếu không; công ty BH sẽ cùng người mua BH và bên thứ ba “chốt” số tiền bồi thường; sau đó công ty BH sẽ hoàn lại (lưu ý công ty BH sẽ hướng dẫn người mua BH thu thập chứng từ chứng minh thiệt hại).
  • Đối với thiệt hại về người: Công ty BH sẽ căn cứ vào tỉ lệ thương tật (căn cứ vào kết luận ghi trên bệnh án, giấy ra viện) tính số tiền bồi thường A = 100 triệu đồng x tỉ lệ thương tật. Nếu số tiền này lớn hơn số tiền người mua BH đã bồi thường thì trả bằng số tiền đã bồi thường. Còn nếu số tiền người mua BH đã bồi thường lớn hơn số này thì BH trả đúng số A này.

Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giám định tổn thất

Bước 3: Nhận tạm ứng bồi thường bảo hiểm (chỉ áp dụng với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng)

Thời hạn được trả tiền tạm ứng: trong 03 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo về vụ tai nạn.

Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:

– 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong;

– 50% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.

Related Post

Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:

– 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định trường hợp tử vong;

– 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu

Bước 4: Nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm

– Thời hạn yêu cầu bồi thường: 01 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn; trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng).

Nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm

Cung cấp hồ sơ cho công ty BH để nhận tiền đền bù gồm:

– Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường (giám định viên sẽ đưa mẫu cho người mua BH ghi và nhận).

– Hồ sơ vụ TNGT của cơ quan có thẩm quyền (không bắt buộc CSGT).

– Bản án (nếu có).

– Chứng từ chứng minh thiệt hại tài sản (một hoặc tất cả: Báo giá sửa chữa; hóa đơn; thỏa thuận đền bù; biên bản định giá của hội đồng định giá tài sản).

– Chứng từ chứng minh thiệt hại về người: (Giấy ra viện; kết luận giám định thương tật; thỏa thuận đền bù).

Tìm hiểu thêm về các thông tin về bảo hiểm xe máy tại iMotorbike!


Xem thêm:

Như Quỳnh

Mình là một copywriter Thích khám phá và chia sẻ mọi thứ xung quanh.